Thao giảng tổ Ngữ văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Thầy Lý Trần A Khương

Thao giảng tổ Ngữ văn: VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)

– Thầy Lý Trần A Khương

1. Họ và tên giáo viên giảng dạy: Thầy Lý Trần A Khương

2. Thời gian: Tiết 2-3, thứ Tư, ngày 08/02/2023

3. Địa điểm: Phòng D108

4. Mục đích thao giảng: Kiểm tra chuyên môn.

5. Người dự giờ: Cô Phó Hiệu trưởng Bùi Thị Bảo Ngọc cùng tất cả các giáo viên của tổ Ngữ văn.

6. Nội dung thao giảng:

  1. Lớp thao giảng: 11CSi
  2. Tên bài: VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU)
  3. Nội dung chính:
  4. Giáo viên triển khai bài giảng trong 2 tiết với định hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ. Đây là 2 tiết tiếp nối các hoạt động đã thực hiện trong tiết 1. Cụ thể tiến trình bài học:

- Hoạt động 1: Khởi động, ôn lại kiến thức của bài cũ. HS tham gia trò chơi ô chữ để ôn lại kiến thức về tác giả Xuân Diệu và tri thức về thể loại thơ và phong trào thơ Mới.

- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

+ Phần 1: Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (HS đã học trong tiết trước);

+ Phần 2: Ý thức về sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của tuổi xuân, của đời người;

  • HS thảo luận nhanh để xác định và phân tích quan niệm thời gian của tác giả trong 03 câu thơ đầu đoạn 02.
  • HS tìm hiểu về quan niệm thời gian, tuổi trẻ trong tương quan với quan niệm của thời trung đại, thông qua những phát vấn của GV và thực hiện thảo luận theo hình thức Khăn trải bàn.
  • Trong quá trình tổ chức cho HS tìm hiểu bài thơ, tác giả liên hệ mở rộng quan niệm thời gian của một số nhà thơ Hàn, Nhật cùng thời với Xuân Diệu.

+ Phần 3: Lời giục giã, vội vàng để tận hưởng cuộc sống và quan niệm sống mới mẻ. GV tổ chức cho HS tìm hiểu về quan niệm sống “vội vàng” trong đoạn 03 bằng phương pháp phát vấn.

- Hoạt động 3: Luyện tập: HS thực hiện luyện tập với trò chơi “Lá thăm may mắn” trong thời gian 10 phút.

- Hoạt động 4: Vận dụng (Tiết sau) HS thực hiện cuộc giao tiếp văn học về chủ đề “Sống” theo gợi dẫn nêu trong phiếu học tập.

7. Góp ý và đánh giá của tổ chuyên môn: Các giáo viên của tổ chuyên môn đã có những đánh giá tích cực đối với bài thao giảng, từ đó tổng kết được các ưu điểm và hạn chế sau:

+ GV chuẩn bị tài liệu đa dạng, công phu nhưng cần chú ý thêm về hình thức trình bày, diễn đạt. Một số câu hỏi hơi khó với HS, phần nội dung liên hệ cần tiết chế để HS tìm hiểu kĩ hơn.

+ GV nên chú ý hướng dẫn HS cách ghi bài. Phần trò chơi ô chữ nên tương tác trực tiếp với HS ở từng câu hỏi sẽ sinh động, hiệu quả hơn.

+ GV có phong thái tự tin, chững chạc, giọng giảng ấm. GV nên chọn lọc phần liên hệ và tập trung làm rõ phong cách, quan điểm của Xuân Diệu.

Các tin khác: