Sinh hoạt chuyên môn tổ Ngữ Văn đầu năm học 2022-2023

  1. Thời gian: Thứ Năm, ngày 25/8/2022.
  2. Địa điểm: Phòng họp A.
  3. Mục đích sinh hoạt chuyên môn: 
  • Trao đổi định hướng chuyên môn tổ Ngữ văn trong năm học 2022 – 2023;
  • Báo cáo lại các nội dung tập huấn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông – và của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 16/8 đến 19/8).​

4. Người tham dự: Tất cả các giáo viên của tổ Ngữ văn.

Tổ Ngữ văn phấn khởi trước các mục tiêu của năm học mới

5. Nội dung trình bày:

5.1. Trao đổi định hướng chuyên môn tổ Ngữ văn trong năm học 2022 – 2023 với những nội dung chính như sau:

- Giới thiệu nhân sự mới: Thầy Lê Minh Khôi và thầy Lý Trần A Khương.

- Định hướng các mục tiêu:

+ Về việc thi HSG: phấn đấu đạt từ 4 đến 5 học sinh có mặt trong đội tuyển thành phố dự thi HSG Quốc gia; phấn đấu đạt số giải HSG Quốc gia nhiều hơn năm học 2021 – 2022.

+ Về việc thi Olympic 30/4: phấn đấu đạt tối đa 6/6 huy chương vàng.

+ Về việc thi THPT Quốc gia: phấn đấu 100% học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên.

- Đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua trong năm học 2022 – 2023.

- Phân công công tác giảng dạy và thao giảng trong năm học 2022 – 2023.

5.2. Báo cáo lại các nội dung tập huấn:

  • Thầy Lâm Hoàng Phúc được phân công báo cáo lại những nội dung chính trong đợt tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó tập trung vào việc thiết kế kế hoạch bài dạy theo định hướng vận dụng linh hoạt công văn 5512.

+ Kế hoạch bài dạy theo công văn 5512 có thể được cân nhắc điều chỉnh để ngắn gọn và phù hợp hơn với mục tiêu cụ thể của mỗi giáo viên, trong đó mục “SẢN PHẨM” và “NỘI DUNG” trong 4 bước thực hiện hoạt động có thể được tích hợp trong mục “TỔ CHỨC THỰC HIỆN”.

+ Việc tổ chức kế hoạch bài dạy được định hướng dựa trên MỤC TIÊU của mỗi bài, triển khai từ chương trình giáo dục môn Ngữ văn và chương trình tổng thể 2018. Học sinh được hướng dẫn để đạt được các mục tiêu thông qua hoạt động học tập/ nhiệm vụ học tập.

+ Thầy Lâm Hoàng Phúc trao đổi lại với tổ chuyên môn về những kế hoạch bài dạy các cụm đã trình bày và được nhận xét, góp ý bởi Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nam. Một số ý kiến cụ thể: Kế hoạch bài dạy đọc hiểu văn bản cần mô tả cụ thể các bước triển khai việc dạy các kĩ năng đọc (được mô tả ở cuối sách giáo khoa); kế hoạch dạy học viết cần phân biệt rõ bước cung cấp kiến thức về đặc trưng kiểu bài, quy trình viết và bước thực hành, chú ý sử dụng những phương pháp phù hợp cho mỗi nhóm hoạt động; kế hoạch dạy học nói – nghe nên được kết hợp với các thiết bị công nghệ, kết hợp giữa việc học tại lớp và tự học tại nhà,…

Thầy Lâm Hoàng Phúc trình bày

  • Cô Phạm Thị Thanh Nga trình bày những nét chính trong Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Cụ thể:

+ Với chương trình 2018, giáo viên có thể đa dạng hoá hình thức kiểm tra đánh giá, đa dạng hoá các sản phẩm học tập của học sinh, miễn là đáp ứng được các mục tiêu cần đạt trong chương trình.

+ Về việc triển khai các phiếu học tập trong giờ học, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức nhiều hình thức như gửi file cho các em tự in ra; cung cấp mẫu để các em tự vẽ vào vở; với các yêu cầu có nội dung không quá khó và mức độ nhận thức không cao thì có thể sử dụng các hình thức vấn đáp, trao đổi nhanh,… thay vì cung cấp quá nhiều phiếu học tập.

+ Cô Thanh Nga cung cấp cho giáo viên trong tổ nhiều bài viết và tài liệu bổ ích từ kỉ yếu hội thảo để giáo viên có thể nghiên cứu sâu thêm các vấn đề của chương trình 2018.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Cô Nguyễn Thị Ái Vân – tổ trưởng tổ Ngữ văn – nêu ý kiến tổng kết buổi họp tổ:

+ Các giáo viên của tổ Ngữ văn phấn đấu, nỗ lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong cuộc họp.

+ Đối với chương trình mới, giáo viên phải đảm bảo bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình để tổ chức dạy học và tiến hành kiểm tra đánh giá.

+ Giáo viên cần ý thức được rằng dù đặc thù của môn Ngữ văn là tính nghệ thuật, song với định hướng năng lực, cần lấy người học làm trung tâm: thành tựu của tiết học không còn nằm ở sự thăng hoa của người dạy mà trong niềm vui và sự trưởng thành của người học qua việc nhận thức được rằng mình có thể làm được, thực hiện được các sản phẩm học tập.

+ Dù năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên áp dụng chương trình 2018 cho cấp trung học phổ thông, giáo viên gặp không ít khó khăn nhưng tổ Ngữ văn đã, đang và sẽ luôn làm việc trên tinh thần nhiệt huyết, tận tâm và hiệu quả.

Tổ Ngữ văn đón nhân sự mới

Các tin khác: