Thao giảng tổ Ngữ văn: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (Lưu Quang Vũ) – Thầy Trần Hoài Thanh

1. Họ và tên giáo viên giảng dạy: Thầy Trần Hoài Thanh.

2. Thời gian: Tiết 1-2, thứ Tư, ngày 06/04/2022

3. Mục đích thao giảng: Kiểm tra chuyên môn và xét dự thi giáo viên giỏi.

4. Người dự giờ: Tất cả các giáo viên của tổ Ngữ văn.

5. Nội dung thao giảng:

  1. Lớp thao giảng: 12A1
  2. Tên bài: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
  3. Nội dung chính:
  4. Giáo viên triển khai bài giảng trong 2 tiết với định hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm kịch, tập trung vào kĩ năng đọc hiểu lời thoại kịch, từ đó nhận diện và phân tích được xung đột kịch, khái quát tư tưởng của tác phẩm. Cụ thể tiến trình bài học:

+ Hoạt động 1: Khởi động – Giáo viên yêu cầu HS xem lại nội dung bài học trước bằng việc truy cập Infographic theo mã QR.

+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Bằng phương pháp phát vấn và thuyết giảng, giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với các nội dung sau:

[1] Hoàn cảnh nảy sinh đối thoại;

[2] Diễn biến cuộc đối thoại;

[3] Kết quả cuộc đối thoại;

[4] Ý nghĩa, thông điệp của cuộc đối thoại.

Một số hình ảnh về tiết thao giảng

+ Hoạt động 3: Dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị cho việc đọc hiểu phần tiếp theo của đoạn trích vào tiết sau.

6. Góp ý và đánh giá của tổ chuyên môn: Các giáo viên của tổ chuyên môn đã có những đánh giá tích cực đối với bài thao giảng, từ đó tổng kết được các ưu điểm và hạn chế sau:

- Ưu điểm:

+ Thiết kế giáo án đúng theo chuẩn CV 5512 nhằm phát triển năng lực của người học.

+ Bài giảng có sự đầu tư nghiêm túc, công phu về nội dung. GV nắm chắc kiến thức và triển khai bài giảng đúng hướng. Lời giảng thể hiện sự nhiệt huyết của người dạy.

+ Kết hợp được một số công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

+ HS có sự chuẩn bị bài và tương tác tốt với GV trong giờ học.

- Hạn chế:

+ Về nội dung bài dạy: Nên xuất phát từ những đặc trưng của thể loại kịch như xung đột kịch, lời thoại, nhân vật bi kịch,… để bám sát định hướng đọc hiểu theo thể loại. Do những yếu tố khách quan nên GV cần thêm thời gian để khai thác sâu hơn nữa nội dung của văn bản. Có thể liên hệ mở rộng các nội dung trong văn bản với các vấn đề thực tiễn đời sống để tạo sự gần gũi với các em HS, từ đó khơi dậy tính chủ động trong các em.

+ Về phương pháp giảng dạy: GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các quan điểm của Hồn và Xác, từ đó sẽ giúp giờ học thêm sinh động.

+ Do khó khăn chung của hoàn cảnh dịch bệnh nên một số hạn chế như trên là điều khó tránh khỏi. Từ đó mỗi GV trong tổ đều ý thức thay đổi để có những giờ dạy tốt hơn, thích nghi với điều kiện bình thường mới.

7.    Kết quả: Tổ đánh giá giờ thao giảng loại Tốt.

 

 

 

Các tin khác: